- Đơn vị quản lý: Trường Đại học Luật
- Mã ngành: 7380101
- Tên chương trình đào tạo: LUẬT
- Chuẩn đầu ra:
1. Về kiến thức và năng lực chuyên môn
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo:
-Hiểu và vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học lý luận chính trị để hình thành thế giới quan và phương pháp luận cho sinh viên khi tiếp cận và luận giải về các vấn đề cơ bản và hiện đại về nhà nước và pháp luật;
- Hiểu và có khả năng vận dụng các kiến thức nền tảng khoa học xã hội và nhân văn vào việc giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chương trình đào tạo ngành Luật;
- Hiểu và có khả năng vận dụng các khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành và cơ sở ngành vào việc nhận diện các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nhà nước và pháp luật như: phát hiện được quy luật phát triển của hiện tượng nhà nước và pháp luật dựa trên các quy luật phát triển của xã hội; xác định được vị trí của nhà nước và pháp luật trong quá trình phát triển của xã hội; mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật với tổ chức, cá nhân được tiếp cận dựa trên quyền; các mô hình tổ chức bộ máy nhà nước và khả năng vận dụng vào việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
- Thông hiểu và có khả năng vận dụng các kiến thức nền tảng của khoa học ngành Luật trong việc nhận biết và giải quyết các tình huống phát sinh trong đời sống xã hội và thực tiễn đòi hỏi của công việc trong tương lai gắn liền với một số chức danh nghề nghiệp thuộc lĩnh vực pháp luật hoặc liên quan.
-Thông hiểu và có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật để phân tích, tổng hợp và độc lập đưa ra quan điểm cá nhân về vấn đề pháp lý phát sinh; đưa ra được cách thức giải quyết tình huống phát sinh dựa trên tư duy pháp lý có tính hệ thống;
- Có khả năng vận dụng những kiến thức pháp luật vào thực tế, thực tập để bước đầu làm quen với các công việc trong tương lai, có khả năng tự định hướng và thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; xác định được các mối quan hệ pháp lý liên quan đến các chức danh nghề nghiệp của ngành Luật;
- Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể.
2. Về kĩ năng
Kĩ năng cứng
- Có kỹ năng xây dựng kế hoạch để hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết pháp luật và quy định pháp luật vào thực tiễn công việc trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể; có kỹ năng phát biểu và trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề pháp lý tương ứng với từng chức danh nghề nghiệp của ngành luật;
- Biết cách tra cứu các văn bản pháp luật, phân tích luật, lựa chọn và áp dụng đúng các quy định của pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn;
- Có khả năng tư duy hệ thống, nhận thức, phân tích, đánh giá các vấn đề pháp lý nói chung;có phương pháp phân tích, đánh giá mối liên hệ giữa quy định pháp luật và tình huống pháp lý phát sinh để nhận diện vấn đề pháp lý cần giải quyết, phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề pháp lý dựa trên nền tảng tư duy pháp lý;
- Biết tiếp cận và vận dụng các vấn đề kinh tế xã hội vào thực tiễn công việc của nghề luật; bước đầu hình thành kỹ năng phát hiện, phân tích, đánh giá phản biện, tư vấn các vấn đề pháp lý dựa trên những luận cứ khoa học, môi trường pháp luật thực định thuộc chuyên ngành đào tạo;
- Có khả năng tự nghiên cứu và lập luận, biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng vào nhận diện và giải quyết các vấn đề pháp lý trong một số tình huống pháp lý cụ thể;
- Có khả năng tổng kết được các bài học kinh nghiệm nghề nghiệp cho bản thân từ thực tiễn trên cơ sở đối chiếu với các kiến thức đã được trang bị;
- Bước đầu hình thành khả năng cảm nhận công lý, trách nhiệm cá nhân trong thực tiễn công việc của nghề luật.
Kĩ năng bổ trợ
- Có kỹ năng làm việc độc lập, hợp tác làm việc nhóm, giải quyết công việc với tư duy lôgíc và sáng tạo;
- Có kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết trình;
- Có kỹ năng tra cứu thông tin, nghiên cứu văn bản, tài liệu; soạn thảo văn bản và viết báo cáo phân tích;
- Có kỹ năng đàm phán, tư vấn và làm việc với khách hàng;
- Có kỹ năng thích ứng và quản lý sự thay đổi với môi trường công việc trong nước và quốc tế luôn có sự biến động;
- Có khả năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp bằng ngoại ngữ theo quy định; có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, sử dụng tốt, linh hoạt các thuật ngữ pháp lý trong giao tiếp và giải quyết công việc.
- Sử dụng thành thạo máy tính và một số phần mềm văn phòng thông dụng như: WORD, EXCEL, POWER POINT...để có thể soạn thảo tài liệu; quản lý dữ liệu qua các bảng tính; trình chiếu; khai thác Internet để tìm kiếm thông tin và liên lạc qua thư điện tử; làm được trang web đơn giản. Có khả năng tổ chức lưu trữ thông tin trên máy tính và sử dụng máy tính để giải quyết vấn đề thông dụng;
- Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ theo quy định; diễn đạt tốt bằng ngôn ngữ tiếng Việt các vấn đề pháp lý; sử dụng linh hoạt ngôn ngữ tiếng Việt trong đàm phán, tạo dựng quan hệ pháp luật phù hợp với vị trí chức danh nghề nghiệp được lồng ghép trong chương trình đào tạo ngành Luật học.
3. Về phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Có hành vi và lời nói chuẩn mực;
- Có ý thức vượt khó, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách;
- Có tinh thần cầu thị trong học tập và lao động;
- Có thái độ thân thiện với bạn bè, đồng nghiệp, đối tác;
- Chăm chỉ, nhiệt tình, sáng tạo;
- Chủ động, tự tin trong công việc, dám chịu trách nhiệm, mạnh dạn bày tỏ quan điểm và biết lắng nghe.
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cần thiết của một luật gia, có ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, có bản lĩnh nghề nghiệp, trung thực, khách quan;
- Đáp ứng một phần tiêu chuẩn đạo đức tương ứng với chức danh nghề nghiệp như: Đạo đức luật sư, Đạo đức công vụ, Đạo đức thẩm phán, thư ký tòa, kiểm sát viên...
- Có tinh thần làm việc nghiêm túc, khoa học, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần cầu tiến, hợp tác, thân thiện với các đồng nghiệp và cá nhân khác trong công việc.
Phẩm chất đạo đức xã hội
- Có lòng tự tôn dân tộc;
- Có ý thức về trách nhiệm công dân;
- Có ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng và bảo vệ công lý;
- Có ý thức xây dựng và bảo vệ lợi ích của cộng đồng và xã hội, góp phần xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
4. Những vị trí công tác sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
- Nhóm 1: Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, công an... và các cơ quan nhà nước khác từ trung ương xuống địa phương; làm việc tại các cơ quan Đảng và tổ chức chính trị-xã hội;
- Nhóm 2: Làm việc cho hoặc tự mình thành lập, tổ chức cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật như luật sư, tư vấn viên trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế, tư vấn viên trong các công ty, doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty, doanh nghiệp;
- Nhóm 3: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, hành chính-chính trị như các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan;
- Nhóm 4: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật.
- Nhóm 5: Các hoạt động liên quan pháp luật và quản lý khác với tư cách là cá nhân (hành nghề độc lập) hay tham gia vào tổ chức có thu nhập ổn định.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
- Có khả năng tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận và kiến thức thực tiễn trong cuộc sống;
- Cử nhân Luật có cơ hội học lên bậc học cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) tại các cơ sở đào tạo luật trong và ngoài nước.
- Chương trình đào tạo:
Chương trình đào tạo ngành Luật theo hệ thống tín chỉ Download file